Tin tức
Tin mới nhất

Từ 1.7, bớt thủ tục khi nộp thuế trước bạ ôtô, xe máy

Cục Đăng kiểm VN cho biết, dự kiến từ 1.7.2016, Cục và Tổng cục Thuế sẽ kết nối dữ liệu trực tuyến ...

Từ 25.5, cao tốc Hà Nội – Bắc Giang thu phí tới mức 200.000 đồng/lượt

Các phương tiện cơ giới đi qua cao tốc Hà Nội - Bắc Giang sẽ chính thức chịu phí từ ngày 25.5 với ...

Đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Tăng bảo hộ, giảm sức mua

Đề xuất đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của Bộ Tài chính được chuyên gia kinh tế cùng ...

Thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có hiệu lực từ 1.7.2016 đẩy sức mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc có dung tích xi-lanh động cơ trên 2.500 cm3 trong tháng 4.2016 tăng cao kỷ lục. Và hiện tại, do thị trường khan hiếm đã xuất hiện giá chênh lên tới hàng tỉ đồng.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe tiêu thụ của toàn ...

Những lưu ý cần biết về tư thế lái ôtô an toàn và thoải mái nhất

Biết cách lái xe không khó, nhưng lái xe thế nào để thoải mái và an toàn, nhất là đi đường dài thì ...

Đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Tăng bảo hộ, giảm sức mua

Đề xuất đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của Bộ Tài chính được chuyên gia kinh tế cùng các nhà nhập khẩu xe chính hãng nhận định là không sai luật nhưng sẽ bóp nghẹt thị trường, đẩy giá xe lên cao và tạo sân chơi không công bằng do bảo hộ thái quá DN lắp ráp xe ôtô trong nước.

e ngoại tố xe nội được lợi đủ đường

Trong công văn góp ý kiến cho dự thảo nghị định hướng dẫn Luật số 70/2014/QH13, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTĐB, các nhà nhập khẩu xe chính hãng (VIVA) nêu ra hàng loạt vấn đề như việc đặt DNNK ôtô chính hãng và các DN lắp ráp ôtô trong nước trong tương quan chuỗi cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng hiện nay là chưa rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn.

Cụ thể, các DN nhập khẩu đều là những chủ thể kinh tế độc lập có ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà sản xuất chính hãng và không có quan hệ phụ thuộc về vốn dưới bất kỳ hình thức nào đối với nhà sản xuất này trong khi đó, khá nhiều DN lắp ráp tại Việt Nam lại có quan hệ “mẹ - con” với đơn vị cung ứng linh phụ kiện CKD. Mối quan hệ này trên thực tế có thể tạo cơ hội cho DN chuyển giá ra nước ngoài đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh và dễ dẫn tới thất thu thuế.

VIVA cũng “tố” việc các DN DFI đã không thực hiện đúng cam kết về tỉ lệ nội địa hoá trong khi đã và đang được nhận hàng loạt ưu đãi như giảm thuế thu nhập, trần thuế thu nhập DN thấp hơn so với DN trong nước, miễn giảm thuê đất...

Do đó theo VIVA, nhận định của Hiệp hội Các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô Việt Nam (VAMA) cho rằng “giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng với hàng sản xuất trong nước vì trong giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu không có chi phí bán hàng trong nước, lãi của cơ sở kinh doanh nhập khẩu” là chưa chính xác và mang tính chủ quan.

VIVA cho rằng giá CIF hiện đã bao gồm toàn bộ: Giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo...) cộng với lãi của nhà sản xuất chính hãng. Vì thế, VIVA đề nghị giữ nguyên phương thức và giá tính thuế TTĐB hiện hành hoặc đổi cách tính thuế nhưng phải thêm một số điều khoản bổ sung.

VIVA đề nghị bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của DNNK thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi DNNK ôtô bán ra. Theo đó, DNNK được tính trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu. Trường hợp số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra trong nước nhỏ hơn số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB âm) thì DNNK được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước.

VIVA cũng đề xuất bổ sung quy định định giá tính thuế TTĐB đối với DN lắp ráp ôtô trong nước, theo đó sử dụng giá bán ra của nhà phân phối thay vì sử dụng giá bán của DN lắp ráp, để đảm bảo tính tương đồng nhất quán đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu.

Đổi cách tính thuế: Khó tăng thu ngân sách, sai chiến lược ngành ôtô?

Liên quan tới tác động của việc điều chỉnh trên, VIVA cho rằng biện pháp để bảo hộ cho mặt hàng ôtô sẽ làm giảm tính nhất quán và rõ ràng của hệ thống pháp luật về thuế, và tạo tiền lệ xấu cho các trường hợp tương tự đồng thời tạo khó cho DN và ảnh hưởng tới sức mua của thị trường.

Cùng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả cho rằng Bộ Tài chính nên tìm cách hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN và người tiêu dùng và cả hai mục tiêu mà bộ đưa ra khi điều chỉnh cách tính thuế đều không thuyết phục. Theo ông Long, mục tiêu đổi cách tính thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách là chưa chuẩn xác bởi biện pháp này sẽ đẩy thuế phí lên cao, làm hạn chế sức tiêu thụ, sức mua và thực thu ngân sách cũng sẽ giảm.

Liên quan tới mục tiêu tạo công bằng hơn cho DN sản xuất xe trong nước, ông Long cho rằng đó là chưa thoả đáng vì các DN lắp ráp trong nước đã được bảo hộ mấy chục năm mà không đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, “với chính sách này, các DN liên doanh trong nước sẽ ỳ ra, không cố gắng phấn đấu để hạ chi phí, giá thành cũng sẽ không tăng cường tỷ lệ nội địa hoá”.

Ông Long nhận định chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam đang có sự mâu thuẫn vì “Bộ Công thương thì muốn phát triển, Bộ GTVT thì muốn hạn chế, Bộ Tài chính thì muốn thu thuế, phí cao thì ai người ta dùng nữa”. Chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng nhu cầu sử dụng ôtô là bình thường và chính đáng vì thế không nên hạn chế.

VAMA cũng vừa có ý kiến về đề xuất đổi cách tính thuế TTĐB đối với xe nhập khẩu. Theo đó, VAMA đề nghị không đổi cách tính thuế TTĐB cho xe nhập và đổi cách tính thuế TTĐB cho xe lắp ráp trong nước để chuyển từ giá xe tổng thể bao gồm cả các chi phí quảng cáo, bán hàng hay bảo hành sang giá xe xuất xưởng. VAMA cũng xin đối thoại với Bộ Tài chính về vấn đề này.

Theo laodong

Nội dung khác